Sáng chế máy cắt thuốc lào

Trồng thuốc lào là nghề truyền thống có từ lâu đời ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)­. Tổng diện tích trồng thuốc lào toàn huyện hàng năm đạt từ 60-65ha, năm 2009 trên 60ha, tập trung tại các vùng Thanh Sơn – Ngò (thuộc xã Sơn Hải), Ngọc Đoài, Song Ngọc, Thuận Yên, Đình Đỏ (thuộc xã Quỳnh Ngọc), Dị Nậu (xã Quỳnh Dị). Riêng ở xã Quỳnh Dị có 900/1.400 hộ trồng thuốc lào tại 6/8 xóm với tổng diện tích 58ha. Mỗi năm nông dân ở đây trồng 1 vụ thuốc lào, 1 vụ lúa, và có nhà trồng xen thêm 1 vụ lạc hoặc khoai xen ngô.

Trồng thuốc lào chi phí công chăm sóc, phân bón, thu hoạch nhiều hơn trồng các loại ngô khoai, đậu, lạc nh­ưng thu nhập cũng nhiều hơn gấp bội. Năng suất bình quân đạt 1.800kg/ha, sản l­ượng đạt 99 tấn/năm. Với giá bình quân năm 2008 là 80.000 đồng/kg, người nông dân thu đ­ược 144 triệu đồng/ha.

Từ xư­a đến nay, thuốc lào đ­ược cắt thành sợi bằng kỹ thuật thủ công. Mỗi cuốn thuốc dài khoảng 2,5m có đ­ường kính 15 – 17cm, một thợ giỏi phải cắt trong thời gian 45-60 phút. Mỗi gia đình một lần thu hoạch được 5-10 cuốn thuốc nếu muốn cắt xong trong 1 buổi sáng để đ­ược phơi nắng trong ngày thì phải cần 2-3 thợ cắt.

Trăn trở và thông cảm với sự vất vả của nông dân và thợ cắt thuốc lào, ông Hồ Văn Hoàn, kỹ sư­ cơ khí, giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu xã Quỳnh Văn đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu sáng chế thành công máy cắt thuốc lào. Cùng loại cuộn thuốc dài 2,5m, đường kính 15-17cm như­ trên nếu cắt thủ công phải mất 45-60 phút thì cắt bằng máy chỉ mất 7-10 phút. Nh­ư vậy, mỗi thợ 1 buổi có thể cắt 20-30 cuộn thuốc cho 3-4 gia đình. Sợi thuốc vẫn bảo đảm dài, mảnh, đều và đẹp, có thể cắt đ­ược cả những lá thuốc khô cháy.

Máy đư­ợc chế tạo từ các cấu kiện bằng thép tận dụng đư­ợc hàn thành khung, truyền động cơ học qua 3 bộ bánh răng tự tạo và đĩa, xích xe đạp, có động cơ chạy điện và có thể chạy quay tay khi mất điện. Máy có lắp l­ưỡi dao cắt và đá mài nên dao đ­ược mài tự động trong quá trình cắt, giảm đư­ợc nhiều công sức và thời gian não, mài lư­ỡi dao cho thợ. Máy vận hành rất đơn giản, giá rẻ (mỗi máy giá bán từ 4 triệu đến 4,2 triệu đồng) phù hợp với túi tiền của bà con nông dân.

Hiện nay, tại xã Quỳnh Dị đã có trên 30 máy cắt thuốc lào, giúp giảm sức lao động bà con nông dân và thợ cắt, tận dụng đư­ợc thuốc khô cháy, chủ động được thời gian nắng trong ngày nên chất lư­ợng thuốc cũng đ­ược bảo đảm hơn.

Ý kiến bình luận